banner tvst
LỊCH PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ BẢY
▪ Buổi sáng: 7 giờ - 11 giờ
▪ Buổi chiều: 13 giờ - 17 giờ
Chủ nhật và ngày lễ, tết nghỉ theo quy định của Nhà nước
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,676
  • Tháng hiện tại18,515
  • Tổng lượt truy cập4,456,634

Phục hồi chức năng một số dạng khuyết tật tại cộng đồng

Thứ năm - 21/11/2024 20:31 46 0
Phục hồi chức năng bao gồm nhiều lĩnh vực y học, giáo dục học, kinh tế học, xã hội học và kỹ thuật phục hồi chức năng, nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật tái hòa nhập với cộng đồng với xã hội. Phục hồi chức năng là một trong bốn thành tố quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra là “nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng”. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp chiến lược nằm trong sự phát triển của cộng đồng, tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật tham gia các công việc của gia đình, cộng đồng và xã hội.
Phục hồi chức năng một số dạng khuyết tật tại cộng đồng
            Đọc quyển sách “Phục hồi chức năng một số dạng khuyết tật tại cộng đồng” của tác giả PGS.TS Cao Minh Châu do Nhà xuất bản Y học phát hành năm 2017, sẽ giới thiệu cho bạn đọc các phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về vận động, phục hồi chức năng tâm thần, phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói và người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các phương pháp điều trị đau bằng vật lý. Nội dung sách gồm có 5 chương:
            Chương I. Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về vận động sau tai biến mạch máu não, cho người bị tổn thương tủy sống, thương tật thứ phát, cho trẻ cong vẹo cột sống, trẻ trật khớp háng bẩm sinh, bàn chân khoèo bẩm sinh, mỏm cụt, viêm khớp dạng thấp và sau bỏng.
            Chương II. Phục hồi chức năng tâm thần cho người có hành vi xa lạ, cho trẻ tự kỷ, trẻ trậm phát triển và động kinh ở trẻ em.
          Chương III. Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói. Trong phần này, tác giả sẽ đề cập đến một số khó khăn về nói khi giao tiếp thường gặp ở trẻ em và người lướn. Đối với trẻ em có thể gặp: Chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, nói kém hoặc câm do giảm thính lực, nói ngọng và nói lắp. Đối với người lớn, khó khăn về giao tiếp được đề cập ở đây là thất ngôn.
            Chương IV. Phục hồi chức năng cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở phần này, tác giả chỉ ra các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiều loại, đó là những bệnh phổi kéo dài trên 3 tháng trong một năm và thường kéo dài ít nhất 2 năm trở lên. Đặc biệt, đề cặp đến hai bệnh phổi mạn tính thường gặp nhất đó là: hen phế quản và viêm phế quản mạn tính.
            Chương V. Các phương pháp điều trị đau bằng vật lý, điều trị bằng sóng ngắn và sóng cực ngắn, điều trị bằng vi sóng, từ trường, dòng điện một chiều đều, điện phân dẫn thuốc, bằng các dòng điện xung…
            Ngày nay, việc ứng dụng các phương pháp vật lý điều trị đau hoặc hỗ trợ điều trị đau có hiệu quả đã được ghi nhận dựa theo bằng chứng qua các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên để đạt được các hiệu quả mong muốn, người điều trị không những phải có kiến thức cơ bản trong chẩn đoán bệnh, giai đoạn bệnh, các rối loạn chức năng mà còn phải có kiến thức về cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định khi ứng dụng một phương pháp điều trị bằng vật lý.
            Quyển sách này dùng cho cán bộ y tế cơ sở và gia đình người khuyết tật ở những nơi đã điều tra bước II, nghĩa là đã phân loại được nguyên nhân gây nên tình trạng khuyết tật trong mỗi nhóm bệnh. Cuốn sách “Phục hồi chức năng một số dạng khuyết tật tại cộng đồng” có ngôn ngữ đơn giãn, dễ hiểu rất phù hợp với gia đình và cộng đồng
Thư viện tỉnh Sóc Trăng, xin giới thiệu đến quý bạn đọc quyển sách: Phục hồi chức năng một số dạng khuyết tật tại cộng đồng/ Cao Minh Châu. - H. : Y học, 2017. - 152 tr. : Ảnh ; 21 cm
            Chỉ số phân loại: 617.106/ PH 506 H
            Kho đọc:  VL 18645
            Kho Mượn: PM 33118-33119
Ngọc Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây