banner tvst
LỊCH PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ BẢY
▪ Buổi sáng: 7 giờ - 11 giờ
▪ Buổi chiều: 13 giờ - 17 giờ
Chủ nhật và ngày lễ, tết nghỉ theo quy định của Nhà nước
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay1,676
  • Tháng hiện tại18,591
  • Tổng lượt truy cập4,456,710

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Thứ năm - 19/12/2019 12:02 1.594 0
Hiện nay ở nước ta hình thức vay tín dụng ngày càng phát triển mạnh, kéo theo tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng ngày càng tăng và trở thành một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất trong đời sống dân sự, thương mại. Tuy nhiên, pháp luật về việc giải quyết loại tranh chấp này ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, đồng bộ và hoàn thiện. Trong khi đó, nếu tranh chấp này được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, giúp cho người tiêu dùng mua sắm các tài sản giá trị lớn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, cải thiện đời sống của họ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam
Với mong muốn giới thiệu đến bạn đọc một xuất bản phẩm đề cập khá toàn diện và có hệ thống các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp đã xuất bản quyển sách “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam” của TS. Nguyễn Bích Thảo.
Quyển sách giới thiệu thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn xét xử của tòa án để rút ra những bất cập, hạn chế của pháp luật và những vướng mắc trong việc áp dụng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng pháp luật Việt Nam. Nội dung quyển sách bao gồm 4 chương chính:
Chương I đưa ra những khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng, phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng như những nguyên nhân phát sinh và phương thức giải quyết tranh chấp này, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ như thế nào là hợp đồng tín dụng, tại sao lại phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng và nắm được bốn phương thức để giải quyết tranh chấp này. Theo tác giả, phương thức tòa án là phương thức cuối cùng khi các bên tranh chấp không còn lựa chọn nào khác, mặc dù đây là phương thức có tính cưỡng chế cao nhưng thủ tục phức tạp, rườm rà, tốn kém, thời gian giải quyết vụ án và thi hành án kéo dài. Đọc quyển sách, bạn đọc sẽ hiểu thêm về vấn đề này.
Chương II của quyển sách nêu lên thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam.
 Trong chương III, tác giả đề cập đến thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp tín dụng tại tòa án nhân dân, từ đó bạn đọc có thể thấy được những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp và những nguyên nhân của những bất cập này.
Đọc chương cuối, bạn đọc có thêm các thông tin về phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đã nêu ra dựa trên những kiến thức, những tài liệu tham khảo của mình.
Với độ dày 251 trang, quyển sách tập hợp hầu hết các thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Việt Nam bằng pháp luật, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này.
Thư viện Sóc Trăng trân trọng giới thiệu.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam.: Sách chuyên khảo/ Nguyễn Bích Thảo. - H. : Tư pháp, 2018. - 251 tr. ; 21 cm
Địa chỉ: Thư viện tỉnh Sóc Trăng
Chỉ số phân loại: 346.597073/GI 103 QU
Kho Mượn: PM 33540-33542
Kho Đọc: VL 18886
Tác giả: Thùy Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây